GIÁO DỤC KỸ NĂNG CHO HỌC SINH TRONG GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
Hôm nay ngày 31/3/2017 tại trường Tiểu học Kim Đồng – Phường Đông Triều Thị xã Đông Triều Tỉnh Quảng Ninh. Đã tổ chức Giáo dục Kỹ năng sống cho 3 trường Tiểu học Kim Đồng, Tiểu học Đức Chính, THCS Nguyễn Du.Về Dự và chỉ đạo có các Đ/c: Lãnh đạo phòng GD& ĐT thị xã Đông Triều cùng gần 2 nghìn các em học sinh của 3 trường, và đông đảo các Bậc phụ huynh của ba trường...Như đã nói ở trên, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là một quá trình lâu dài cần sự hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, các bậc cha mẹ cỏ thể định hướng cho con những kỹ năng sống cần thiết qua phương pháp của người Nhật sau đây.
1. Không áp đặt trẻ
Việc áp đặt trẻ là một phương pháp dạy con không khoa học chút nào. Bạn cứ thử nghĩ xem, khi có ai áp đặt lên bạn một điều gì đó, cũng giống như ép buộc bạn làm việc gì đó thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, và nếu phải làm thì cũng làm cho qua và chống đối.
Hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Nếu bé học những môn mà bé yêu thích thì hãy đầu tư để giúp bé có thể thể hiện khả năng và những thế mạnh của mình. Bạn không thể ép buộc trẻ làm những việc mà bạn thích, như thế sẽ hoàn toàn làm kìm hãm sự phát triển trí tuệ của bé.
Một số hình ảnh minh họa
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc của trường Tiểu học Kim Đồng
Thầy Đang giảng bài
2. Tự lập
Những bà mẹ người Nhật rất chú trọng vào việc dạy dỗ con cái của mình. Tự lập là một trong những kỹ năng sống không thể thiếu. Dạy trẻ tự lập theo độ tuổi rất được cha mẹ Nhật chú trọng rèn cho con. Đầu tiên là thói quen ngủ sớm dậy sớm, thói quen ăn uống tốt. 1 tuổi rưỡi khi bé bắt đầu muốn tự xúc sẽ để bé tập xúc, khi ăn không xem tivi, không đi rong. Cho đến 3 tuổi sẽ tự biết làm những việc liên quan đến vệ sinh cá nhân, thay đồ, biết dọn dẹp đồ mình bày ra.
Cũng từ tầm 3 tuổi sẽ tích cực dạy trẻ giúp việc nhà phù hợp với khả năng. Bởi vì thông qua từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tinh thần tự chủ và yêu lao động, suy nghĩ tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi cho mình cách giải quyết vấn đề. Chính việc cho trẻ tự làm việc nhà, tôn trọng mong muốn của trẻ chính là cơ hội tuyệt vời rèn luyện kỹ năng sống tích cực cho trẻ.
3. Cho bé trải nghiệm và làm quen với môi trường bên ngoài ngay khi còn nhỏ
Ở Việt Nam, chúng ta thường có thói quen, khi một đứa trẻ sinh ra, thì sau ít nhất 3 tháng, thậm chí còn lâu hơn mới được bế ra ngoài, nhưng phải bum kín người sợ ánh nắng mặt trời chiếu vào vì kiêng kỵ nhiều thứ. Có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ thắc mắc khi biết rằng, ở Nhật trẻ mới 2 tháng tuổi đã được bế đi dạo để cảm nhận khí trời buổi sớm, hay trẻ tầm 3-4 tháng trở đi mà cha mẹ cứ để bé đầu trần, được mẹ địu dưới cái nóng bức, dưới cái rét mùa đông, dưới cái mưa nhẹ mà chẳng cần mũ.
Người Nhật làm thế chỉ đơn giản vì muốn cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường thiên nhiên ngay từ nhỏ giống như một cách giúp tăng sức đề kháng. Họ sẽ không ngại nếu con mình bị ốm, vì như thế sẽ cho bé làm quen và thích ứng với môi trường khắc nghiệt bên ngoài. Nhưng kết quả họ nhận được lại rất đáng ngạc nhiên đó là những đứa trẻ Nhật đều rất khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và luôn thích hoạt động ngoài trời.
Khi trẻ lớn dần lên chút nữa là cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, quan sát thiên nhiên để học hỏi. Để dạy trẻ biết trân trọng sự sống họ cho trẻ tập trồng hoa, trồng cây, nuôi thú hay hường xuyên dẫn đi các vùng ngoại ô để làm quen với động vật. Những dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ họ cho trẻ đi câu cá, nghịch ở sông, bắt ve bắt bướm.
4. Cho tập luyện thể thao từ nhỏ
Nếu sang Nhật bạn sẽ nhìn thấy những trung tâm giáo dục thể chất cho trẻ em từ độ tuổi rất nhỏ. Tầm khoảng 6, 7 tháng là trẻ có thể bắt đầu đi tập gym để nâng cao sức khỏe, để làm quen với các bạn khác cùng trang lứa. Điều này rất tốt khi bố mẹ muốn nâng cao kỹ năng mềm cho bé ngay từ nhỏ vì khi được tiếp xúc với xã hội bên ngoài từ nhỏ, được nói chuyện với người lạ, lớn lên bé sẽ tự tin hơn.
5. Coi trọng giáo dục đạo đức trong gia đình
Văn hóa kính trên nhường dưới là kỹ năng sống rất phổ biến ở các nước châu Á kể cả ở Việt Nam. Nhưng ở Nhật họ đánh giá con người rất cao qua những hành vi đạo đức từ những hành động rất nhỏ. Chính vì thế, trong gia đình bố mẹ Nhật coi trọng giá trị đạo đức của các thành viên trong gia đình đặc biệt là khi giáo dục cho con trẻ. Vì khi trong gia đình, bé ngoan ngoãn lễ phép thì trong mối quan hệ với mọi người bên ngoài xã hội bé sẽ cũng làm như thế.
6. Lắng nghe và trò chuyện cùng con
Không có chuyện mẹ bảo con phải nghe ở Nhật vì họ học cách kiên nhẫn lắng nghe những suy nghĩ, những mong muốn nguyện vọng của con em mình. Sau đó bố mẹ sẽ giảng dạy nói cho bé những điều bé còn băn khoăn và chờ đến lúc bé phản kháng. Đây là một kỹ năng sống quan trọng nhất mà người Nhật dùng nó để giao tiếp cùng con. Không chặn họng khi con đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quát mắng khi con vừa mới nói ra ý kiến của mình. Thay vào đó hãy học cách kiềm chế bằng cách im lặng trong 6 giây đầu tiên để kìm nén cơn giận, sau đó mở rộng cách nhìn nhận để thừa nhận mong muốn và chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phản đối hoặc lời khuyên của mình cho con.
Với cách giải quyết như thế đã giúp xua tan đi xung đột không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Những người Nhật học được từ gia đình mình cách ứng xử như này nên ra ngoài xã hội họ cũng đối xử với nhau nhẹ nhàng như vậy, tạo nên nét ứng xử tinh tế của riêng họ.
Khi nhà trường chỉ chú trọng dạy văn hoá mà không quan tâm nhiều đến việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ dù học giỏi nhưng thụ động, không dám giao tiếp trước đám đông còn nguy hiểm hơn cả việc học dốt. Để không rơi vào tình trạng đó, các bậc phụ huynh cần chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho con mình ngay từ bây giờ bằng các phương pháp như trên hoặc có thể cho con tham gia các khóa học kỹ năng sống tại các trung tâm uy tín. Đầu tư vào kỹ năng sống cho con là sự đầu tư khôn ngoan và chúng tôi tin giá trị nhận về sẽ xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.
Đoàn Quang Bộ - Gv Trường THCS Nguyễn Du- Phường Đông Triều Thị xã Đông Triều- Tỉnh Quảng Ninh.
- Trường THCS Nguyễn Du hoạt động kỉ niệm Ngày 26/ 3 và khai mạc " Đại hội thể dục thể thao lần thứ VIII - năm 2017" của phường Đông Triều.
- TT HTCĐ Phường Đông Triều tham dự Hội nghị tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về giảng dạy bộ học liệu cộng đồng tại Trường tiểu học Vĩnh Khê- Thị xã Đông Triều.
- Quán triệt, triển khai và cam kết thực hiện chủ đề năm 2017 của thị xã và của ngành GD&ĐT.
- Chương trình Tết ấm áp-Tết yêu thương diễn ra tại trường THCS An Sinh- Thị xã Đông Triều- Tỉnh Quảng Ninh.
- Giải điền kinh học sinh Đông Triều năm học 2016-2017 trường THCS Nguyễn Du nhất môn nhẩy cao nam.
- Trường THCS Nguyễn Du sơ kết học kì I- năm học 2016-2017.
- Học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành trung ương Đảng Khóa XII ở phường Đông Triều.
- Khám sức khỏe định kỳ cho học sinh năm 2016-2017 tại trường THCS Nguyễn Du- Thị xã Đông Triều- Tỉnh Quảng Ninh.
- Trường THCS Nguyễn Du tổ chức thi IOE cấp trường năm học 2016 - 2017
- Trường THCS Nguyễn Du, phường Đông Triều tổ chức lễ kỉ niệm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Trường THCS Nguyễn Du tổ chức hoạt động hưởng ứng " Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông" năm 2016.
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
- Phát động thi đua nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11của Trường THCS Nguyễn Du.
- Tuyên truyền hưởng ứng Tháng cao điểm đảm bảo an toàn giao thông năm 2016 ở phường Đông Triều.
- Giao lưu văn nghệ “ SÁNH BƯỚC YÊU THƯƠNG” Tại trường THCS Nguyễn Du phường Đông Triều- Tỉnh Quảng Ninh.
